//cakoicantho.com/files/images/tin-tuc/benh%20xu%20vay/benh%20xu%20cay%20o%20ca%20koi.PNG

Bệnh Xù Vảy

          Xù vảy là bệnh thường gặp ở cá Koi do nhiều nguyên nhân gây ra, với triệu chứng vảy cá xù xì, bụng sưng phồng, biến động màu sắc và hoa văn…Dưới đây là nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị xù vảy ở cá Koi.
ca koi bi xu vay
Nguyên nhân
Cá Koi đột ngột mắc bệnh: do hệ miễn dịch suy giảm tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây chảy máu bên trong.
Xù vảy diễn ra từ từ: Ký sinh trùng tấn công hoặc cá Koi có khối u đang phát triển.
Môi trường nước ô nhiễm, thức ăn thiếu chất dinh dưỡng hoặc chất lượng kém.
Koi bị căng thẳng, chức năng thận suy giảm do ký sinh trùng xâm nhập vào trong nội tạng…
Triệu chứng
Thân cá sưng phồng như quả bóng, vảy xù lên.
Mắt sưng, hốc mắt sưng.
Hoạt động bơi lội kém, chậm, thậm chí mất khả năng bơi lội nếu bệnh trở nặng.
Màu sắc trên da cá bị mờ.
Nhút nhát, kém ăn, bơi gần nơi có nhiều oxy như trên mặt nước, thác nước…
Cách điều trị
Cách 1: Tắm muối hột
Cách ly cá bị xù vảy.
Pha muối hột liều lượng 5-6kg/1m3, tắm cho cá khoảng 5 phút. Mỗi ngày tắm 1-2 lần, liên tục 4 ngày.
Cách 2: Sử dụng thuốc Praziquantel
Trộn thuốc Praziquantel với nước, liều lượng 10g/1.5kg thức ăn để tạo thành chất kết dính. 
Để khô 15-20 phút rồi cho cá Koi ăn. Cho ăn liên tục 3-5 ngày.
1. Dấu hiệu nhận biết
Để hỗ trợ tốt nhất cho việc điều trị bệnh Dropsy xù vảy trên cá Koi thì bạn cần tìm hiểu kỹ dấu hiệu và nguyên nhân gây ra bệnh này cho cá Koi của mình.
Khi cá Koi bị Dropsy xù vảy thì dấu hiệu dễ nhận biết nhất là phần thân cá sưng to hơn bình thường và mắt lồi ra. Một số dấu hiệu thông thường khác:
Vảy xù, bụng sưng to nên trông cá như quả thông
Sưng hốc mắt và sưng mắt
Khả năng bơi lội suy giảm, thậm chí mất khả năng bơi nếu bệnh nặng
Màu sắc, hoa văn trên cơ thể mờ
Trốn, nhút nhát, kém ăn
Bơi gần bề mặt nước hoặc bơi gần nơi có nhiều oxy
Dropsy xù vảy ở cá Koi có lây không
Hầu hết các trường hợp Dropsy xù vảy ở cá Koi không lây nhiễm, tuy vậy trong một vài trường hợp nếu cá mắc Dropsy do ký sinh trùng thì có khả năng lây bệnh. Thông thường, bệnh Dropsy xù vảy là do ký sinh trùng gây nhiễm trùng cho các vết thương do chính chúng tạo ra. Do đó chúng rất dễ lây lan cho các chú cá Koi khác.
Vì thế cách tốt nhất là cách ly riêng cá mắc bệnh để điều trị đến khi khỏi bệnh. Thêm vào đó, việc cách ly và kiểm dịch cá mới bắt về cũng rất quan trọng để đảm bảo cá mới không mang nguồn bệnh sẵn trong cơ thể.
- Vì sao cần cách ly cá koi khi mới bắt về trại?
Trước khi đi sâu vào tham khảo hướng dẫn cách ly cá koi khi mới bắt về trại, hãy cùng tìm hiểu vì sao cần cách ly cá koi nhé. 
Cá koi mới bắt về trại hoặc thả vào bể kính có thể mang tới rủi ro cho hồ cá bởi bạn sẽ không biết chú cá đó có mang mầm bệnh hay không và có thể lây nhiễm sang cho đàn cá. Thêm vào đó, khi bắt từ hồ cá này sang hồ cá khác cá koi cũng cần cách ly để không cảm thấy bị sốc do thay đổi môi trường sống đột ngột.
Với những trại cá lớn, có đầu tư, nuôi dưỡng và chăm sóc bài bản thì sẽ có những hồ cách ly riêng cá koi khi mới bắt về để đảm bảo cá hoàn toàn khỏe mạnh và khi được bán ra sẽ ở tình trạng tốt nhất. Còn với những cơ sở nhỏ lẻ hoặc người chơi cá thông thường thì cơ sở vật chất, thiết bị có thể không đảm bảo như vậy, do đó việc cách ly cá koi khi mới bắt về trại là vô cùng quan trọng.
- Cần chuẩn bị gì khi cách ly cá koi mới bắt về trại?
Để cách ly và dưỡng cá koi khi mới bắt về thì cần chuẩn bị những vật dụng sau:
Tank dưỡng cá có chất liệu từ nhựa, bạt…hoặc tốt nhất là nên có một hồ nhỏ dành riêng cho cách ly cá mới. Tank dưỡng cá cần bơm nước và sục nước trước khi thả cá vào.
Cân tiểu ly 0.01 để cân thuốc.
Vợt cá, chậu cá có lưới che hoặc nắp đậy.
Muối sạch không chứa iot, liều lượng phù hợp là 3kg muối/1m3.  
Kính hiển vi, 1 bộ lam kính: có thể quan sát ký sinh trùng trên da cá để tìm được thuốc diệt phù hợp.
Bộ test nước gồm: PH, độ mặn, natri, amoniac, clo (nếu dùng nước máy) và kim loại nặng (nếu dùng nước giếng).
Thuốc tím: để diệt khuẩn, ký sinh trùng. Liều thuốc tím tiêu chuẩn là 2 – 4mg/1 lít nước.
- Hướng dẫn cách ly 
Với các bước và dụng cụ cần thiết đã chuẩn bị ở trên thì việc cách ly cá koi khi mới bắt về trại sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Hầu hết cá koi sẽ được đóng gói vào túi nilon chứa vừa đủ nước kèm theo oxy. Dưới đây là chi tiết hướng dẫn cách ly cá koi khi mới bắt về trại:
Lấy túi cá koi ra khỏi thùng và ngâm cả túi vào tank chứa nước khoảng 20- 30 phút để cân bằng nhiệt độ giữa túi cá và nước.
Lấy nước từ tank hoặc hồ cách ly cho vào chậu lớn có lưới che hoặc nắp đậy, vừa với kích thước cá để tắm thuốc tím cho cá. Dùng cân đong thuốc tím pha đều với liều lượng 1gr/20 lít. 
Cho túi cá vào chậu đã pha thuốc tím rồi lùa cá ra nhẹ nhàng, hạn chế không để nước trong túi tràn ra chậu.
Trong khi tắm có sục khí oxy, quan sát biểu hiệu, sức khỏe của cá. Tắm cá từ 3 – 4 phút rồi dùng vợt đưa cá lên tank hoặc hồ cách ly và đổ hết nước trong chậu.
Khi đưa cá lên tank hoặc hồ cách ly cần quan sát hoạt động của cá, kiểm tra hệ thống lọc, máy bơm và che lưới cẩn thận để cá không nhảy ra ngoài.
Có thể cho cá ăn khi cách ly nhưng tốt nhất sau khoảng 4 – 5 ngày và lượng thức ăn ít để cá làm quen với môi trường mới và lấy lại cảm giác với thức ăn.
Sau 10 – 14 ngày cách ly cá nếu cá khỏe mạnh, không có biểu hiện bất thường thì từ từ thả cá xuống hồ nuôi, bể kính. 
Kiểm tra độ pH của hồ nuôi và tank cách ly, không chênh lệch quá 2.0. Nếu chênh quá 2.0 thì hòa nước bằng cách lấy 1 phần nước của tank cách ly với 1 phần nước trong hồ nuôi rồi đổ từ từ vào tank cách ly. Lặp đi lặp lại 3 lần như vậy để cá quen với môi trường nước mới.
Che lưới cẩn thận vào hồ nuôi khoảng 7 ngày để cá làm quen và không nhảy ra ngoài.
Không cho cá koi ăn ít nhất 2 ngày sau khi thả vào hồ nuôi.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần kiểm tra nhiệt độ trong hồ nuôi (20-27 độ C), độ pH (7-7.5), oxy tối thiểu 2.5mg/lít. Với thức ăn thì có thể tự chế biến hoặc dùng cám, hạt chế biến sẵn được định lượng thành phần phù hợp giúp cá khỏe mạnh, tăng trưởng tốt và lên màu đẹp. Bạn có thể tham khảo dòng cám Hikari Daily, Mega Jumbo, Mega Balance…
Nguồn internet.